Kế hoạch thi đồ dùng tự làm năm học 2011 - 2012

Đăng lúc: Thứ ba - 23/10/2012 13:57 - Người đăng bài viết: TTHTCĐ xã Đông Hưng A
Kế hoạch thi đồ dùng tự làm năm học 2011 - 2012

Kế hoạch thi đồ dùng tự làm năm học 2011 - 2012

Căn cứ Kế hoạch số 11/KH-PGD&ĐT ngày 17/11/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Tổ chức Hội thi, triển lãm đồ dùng dạy học tự làm ngành giáo dục và đào tạo Ứng Hòa năm học 2011 - 2012; Nhằm phát huy kết quả và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường THCS Tảo Dương Văn
 
Số : ... /KH- TH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
           Ứng Hòa, ngày 27  tháng 12  năm 2011   

 

 
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi, triển lãm đồ dùng dạy học tự làm
Trường THCS Tảo Dương Văn
 Năm học 2011 - 2012
 
 
             Căn cứ Kế hoạch số 11/KH-PGD&ĐT ngày 17/11/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Tổ chức Hội thi, triển lãm đồ dùng dạy học tự làm ngành giáo dục và đào tạo Ứng Hòa năm học  2011 - 2012; Nhằm phát huy kết quả và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học;
            Trường THCS Tảo Dương Văn  phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và tổ chức Hội thi,  triển lãm đồ dùng dạy học tự làm trong toàn trường năm học 2011-2012 như sau:
            I. MỤC ĐÍCH
 - Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu cải tiến, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu.  
- Phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên trong các nhà trường để nghiên cứu và tự làm đồ dùng dạy học, phục vụ thiết thực cho hoạt động đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
          - Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường.
          - Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữacác giáo viên, CNVtrong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
          - Hình thành phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học trong nhà trường, phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học.
           II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
           Cán bộ, giáo viên ( kể cả giáo viên hợp đồng ) trong toàn trường
          III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI
          1. Các loại hình đồ dùng dạy học tự làm dự thi
          - Tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, sơ đồ, biểu bảng...
          - Mô hình, mẫu vật...
          - Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, thực hành các bộ môn, dụng cụ dạy học TDTT, âm nhạc, mỹ thuật...
         - Băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học...
2. Tiêu chuẩn về sản phẩm dự thi:
          - Phù hợp với nội dung chương trình và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
          - Đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính thẩm mỹ.
          - Sử dụng thuận tiện, an toàn, hiệu quả.
          - Đảm bảo chất lượng và độ bền để có thể sử dụng nhiều lần.
           Chú ý: Các loại thiết bị, đồ dùng dạy học nói trên phải do người dự thi tự làm ( được phép sử dụng một số sản phẩm có sẵn trên thị trường làm chi tiết của đồ dùng, thiết bị dạy học ) và không nằm trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ GD&ĐT đã trang bị hàng năm. Những sản phẩm tương tự các thiết bị đã trang bị, phải có cải tiến để chất lượng và hiệu quả sử dụng cao hơn. Riêng băng hình và tranh ảnh có thể do người dự thi sưu tầm hoặc tổ chức sưu tầm nhưng phải có sự gia công, biên tập, phải ghi rõ xuất xứ. Các thiết bị, đồ dùng dạy học dự thi đợt này chưa tham gia các đợt thi trước. Các sản phẩm dự thi phải có bản thuyết minh, nêu rõ đặc điểm, giá trị, hiệu quả sử dụng.
          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Đối với nhà trường :
          - Thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học tới toàn thể cán bộ, giáo viên (yêu cầu mỗi giáo viên có ít nhất 01 đồ dùng dạy học tự làm). Mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 01 đồ dùng chung của tổ chất lượng cao.
- Thành lập Ban giám khảo chấm (có hướng dẫn biểu điểm chấm) sau đó chọn ít nhất 05 đồ dùng tiêu biểu nhất tham gia thi, triển lãm cấp Cụm.
          - Tổ chức thi và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm ở cấp Cụm.
2. Đối với các tổ chuyên môn
Động viên toàn thể giáo viên trong tổ làm đồ dùng chất lượng, hiệu quả.
- Thống nhất làm 01 đồ dùng chung của tổ có chất lượng, hiệu quả cao.
          3. Thời gian tổ chức:  
          - Tháng 12/2011: Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học tự làm tại  trường.
- Tháng 2/2012: Tổ chức chấm thi tại trường và chọn ra 05 đồ dụng xuất sắc nhất đi dự thi, triển lãm cấp Cụm . Cụ thể: đồ dùng của cá nhân nộp vào ngày 15/2/2012, đồ dùng của tổ nộp vào ngày 25/2/2012 (Báo cáo về Phòng về kết quả triển khai cấp trường: Tổng số GV; Tổng số đồ dùng dự thi cấp trường; số đồ dùng xếp loại A; số đồ dùng xếp loại B; số đồ dùng xếp loại C và số đồ dùng không xếp loại.)
- Tháng 4/2012: Tổ chức thi và triển lãm cấp Cụm.
+ Ngày 08/04/2012: Tổ chức thi và triển lãm tại Cụm Vạn Thái.
          - Đầu tháng 5/2012: Những sản phẩm đạt giải A cấp Cụm sẽ tham gia thi và triển lãm cấp Thành phố.
          - Kinh phí tổ chức thi: Chi trong ngân sách được giao của các đơn vị năm 2012 .
          4. Tổ chức đánh giá
          - Nhà trường tổ chức chấm và trao giải cho các đồ dùng có chất lượng tốt, hiệu quả cao, dễ sử dụng.
          - Kết quả chấm đồ dùng tự làm là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua của các tổ chuyên môn, cá nhân.
          Nhận được Kế hoạch này, các đ/c tổ trưởng chuyên môn, các đ/c cán bộ, giáo viên kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng Hội thi.

 

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT. (để b/c)                                                                            
- Các tổ, cá nhân thuộc trường. (để thực hiện)  
- Lưu: VT.
   HIỆU TRƯỞNG  
                       (Đã kí)
 
            Nguyễn Thị Duyên

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM THI
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC
CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
( Kèm theo Kế hoạch số 9242/KH-SGD&ĐT ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Sở GD&ĐT Hà Nội )
 

 

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá ( 20 điểm )
Điểm tối đa
I. Tính khoa học: 5 điểm
 
1. Thể hiện được mục đích, yêu cầu về kiến thức của bài dạy:
2,0
2. Tính chính xác về khoa học:
2,0
3. Cấu trúc hợp lý trong chế tác:
1,0
II. Tính sư phạm – thẩm mỹ: 4 điểm
 
1. Tính trực quan, dẫn dắt, tác động tâm lý học tập của học sinh:
2,0
2. Mức độ, khối lượng kiến thức truyền đạt:
1,0
3. Hỗ trợ và kích thích học sinh sáng tạo, tư duy học tập:
1,0
III. Tính sáng tạo: 6 điểm
 
1. Độc lập về ý tưởng thiết kế:
3,0
2. Sáng tạo trong chế tác:
3,0
IV. Tính thực tiễn: 5 điểm
 
1. Hiệu quả kinh tế, phù hợp với thực tế:
2,0
2. An toàn, dễ sử dụng:
1,0
3. Có thể phổ biến, ứng dụng ở cơ sở giáo dục khác:
2,0

 

                                         Tổng số:                                                     20 điểm
 
            - Xếp loại A: từ 18 đến 20 điểm
          - Xếp loại B: từ 14 đến dưới 18 điểm
          - Xếp loại C: từ 10 đến dưới 14 điểm
          - Không xếp loại: dưới 10 điểm
Tác giả bài viết: mr.diep
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Liên kết Website

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:

+ Liên kết Website Giáo dục & Đào tạo:
+ Liên kết Hệ thống Thư điện tử (Email):
+ Liên kết Chương trình quản lý trực tuyến:
+ Thư viện điện tử:

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào ?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Xấu

Thống kê trên website

  • Đang truy cập: 57
  • Hôm nay: 3200
  • Tháng hiện tại: 255795
  • Tổng lượt truy cập: 4030159

Liên kết